Cách Đấu Chiết Áp 3 Chân

Biến trở được sử dụng để tự động thay đổi điện trở từ đó điều khiển dòng điện trong mạch điện và cũng có thể được sử dụng như bộ chia điện áp. Ví dụ sử dụng để điều khiển âm lượng radio. Chiết áp khác với điện trở thông thường ở chỗ chúng có 3 chân thay vì 2 chân. Chân giữa được gọi là con chạy. Khi chiết áp được sử dụng như một bộ chia điện áp, cả 3 chân đều được mắc dây riêng. Nhưng khi chiết áp được đấu dây như biến trở điều khiển dòng điện (rheostat), chỉ cần mắc 2 chân. Một trong chân bên của biến trở có thể gắn vào bảng mạch, chân còn lại không được gắn hoặc nối mass, nhưng quan trọng là luôn luôn mắc với con chạy. Con chạy phải được nối đất hoặc đấu vào nguồn điện áp. Ví dụ, bạn có thể mắc chân bên trái của chiết áp vào nguồn điện áp và con chạy nối đất hoặc sử dụng chân phải thay cho chân trái. Thay đổi phía ảnh hưởng đến hướng điều chỉnh giá trị của chiết áp.

Bạn đang xem: Cách đấu chiết áp 3 chân

 

Cách mắc biến trở theo từng bước

Bước 1: Xác định 3 chân trên biến trở. Đặt biến trở sao cho núm vặn hướng lên trên trần nhà và 3 chân về phía bạn. Với biến trở ở vị trí này, bạn có thể xem các chân theo thứ tự từ trái qua phải là 1,2,3. Bạn cần nhớ chính xác thứ tự vì có thể dễ bị nhầm lẫn khi biến trở thay đổi vị trí.

*

Bước 2: Nối đất chân đầu tiên của biến trở. Để sử dụng biến trở điều khiển âm lượng (vì đây là ứng dụng phổ biến nhất), chân số 1 sẽ được nối đất. Để làm điều này, bạn cần hàn một đầu của dây điện với chân số 1 và hàn đầu kia vào mass của mạch điện tử.

Bắt đầu bằng cách đo chiều dài dây điện, bạn cần phải mắc chân biến trở với một vị trí thuận tiện trên khung máy. Sử dụng kéo cắt dây điện theo chiều dài phù hợp.

Xem thêm: Sách Truyện Cho Bé Sơ Sinh Hay Nhất 2021, My Thuan Family


*

Sử dụng mỏ hàn điện tử để hàn một đầu của dây điện với chân số 1. Hàn đầu kia vào khung mass của mạch điện tử. Điều này sẽ giúp biến trở nối đất, cho giá trị về 0 khi núm vặn ở vị trí tối thiểu.

*

Bước 3: Mắc chân số 2 vào đầu ra của mạch. Chân số 2 là đầu vào của biến trở, nên sẽ được nối với đầu ra của mạch điện. Dùng hàn để cố định lại vị trí nối.

*
*

Bước 4: Nối chân số 3 với đầu vào của mạch. Chân số 3 là đầu ra của biến trở, vì vậy nó phải được nối với đầu vào của mạch. Dùng hàn để cố định lại vị trí nối.

*
*

Bước 5: Kiểm tra biến áp để chắc chắn đã đấu dây chính xác. Khi biến trở đã được đấu dây, bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng vôn kế. Chạm que đo của vôn kế với đầu vào và đầu ra của biến áp và xoay núm chỉnh. Khi xoay núm chỉnh thì giá trị đo trên vôn kế sẽ thay đổi tức là đã mắc đúng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *