CÁCH TẬP CHO BÉ ĂN THÔ

Ăn uống không chỉ là việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của mỗi người mà nó còn là sự khám phá, niềm vui sướng mỗi khi được ăn món ăn mình thích. Tuy nhiên, hiện nay chuyện biếng ăn, kén ăn ở các bé xảy ra rất nhiều.

Bạn đang xem: Cách tập cho bé ăn thô

Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là các bé không được tập ăn thô đúng cách khi bắt đầu ăn dặm.

Các bé được cho ăn đồ xay nhuyễn trong thời gian quá dài khiến bé không cảm nhận được cấu trúc, mùi vị đa dạng thức ăn dẫn đến việc bé không có hứng thú với thức ăn.

Tập ăn thô đúng cách, đúng thời điểm giúp bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt và làm quen được với nhiều dạng thức ăn.

Đây chính là điều kiện để bé xây dựng tình yêu với thức ăn, khởi nguồn cho niềm vui ăn uống của bé sau này.

*

Ăn thô tốt bé sẽ ăn uống đa dạng hơn

Tập ăn thô là gì?

Khi bé bắt đầu ăn dặm, ngoài thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé sẽ được bắt đầu làm quen với các loại thức ăn khác.

Thức ăn này có thể là bột, cháo, rau, hoa quả... chủ yếu ở dạng loãng với kích thước rất nhỏ.

Tập ăn thô là tăng dần độ thô trong thức ăn của bé, từ loãng đến đặc và từ kích thước nhỏ đến to hơn.

Mục tiêu là dần dần bé sẽ ăn được thức ăn nguyên hình dạng và cấu trúc như người lớn.

Tập cho con ăn thô đúng cách như thế nào?

Thời điểm nên tập ăn thô: Trong quá trình phát triển của bé, có những lúc gọi là "giai đoạn cửa sổ" hay "thời kỳ mụ dạy". Đó là lúc bản năng lên tiếng.

Nếu giai đoạn đó qua đi mà bé không có cơ hội sử dụng kỹ năng của mình thì ba mẹ sẽ rất vất vả khi dạy bé kỹ năng đó sau này.

Việc ăn thô và nhai nuốt cũng vậy. Trong khoảng thời gian từ 7,8 tháng đến 1 tuổi, bé thường có phản xạ nhai một cách tự nhiên.

Đây là giai đoạn vàng để tập cho bé ăn thô cũng như phát triển kỹ năng nhai nuốt của bé.

*

Tăng dần dần độ thô của thức ăn: Trong quá trình tăng thô có nhiều bé chưa quen dễ bị oẹ nhưng ba mẹ cũng đừng quá lo lắng, bé sẽ hết tình trạng này sau vài hôm nếu chúng ta tăng thô từ từ đúng cách.

Ví dụ ba mẹ muốn cho bé ăn cháo đặc hơn thì độ thô của cháo nên tăng từ từ: Lúc đầu là tỷ lệ gạo 1: nước 10 sau đó tăng lên 1,5-2 gạo: 10 nước… Cứ như vậy tăng dần lên cho bé.

Nếu ba mẹ thấy con oẹ mà không dám tăng thô nữa sẽ bỏ qua giai đoạn tập nhai của bé. Hậu quả sau này bé sẽ không chịu nhai, hay nuốt chửng và rồi ăn gì thô một chút là oẹ…Nên vì vậy ba mẹ nên tăng thô đúng cách cho bé nhé.

Xem thêm: Bệnh Viện Đa Khoa Sơn La - Bệnh Viện Đa Khoa Mai Sơn

Tăng độ thô thức ăn cho bé theo độ tuổi: Ba mẹ nên cố gắng chuyển đúng cấu trúc thức ăn cho bé theo độ tuổi sẽ dễ dàng hơn cho bé làm quen với mùi vị, cấu trúc và không biếng ăn. Nhiều cha mẹ quan tâm đến việc bé không đủ răng thì chuyển cấu trúc có được không?

Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ đã trả lời rằng: cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có, mà nó liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi của bé.

*

Tăng dần độ thô của thức ăn theo độ tuổi của bé

Tập ăn thô trong các phương pháp ăn dặm

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm mà ba mẹ có thể áp dụng cho các bé. Tùy vào từng phương pháp mà thời điểm cũng như cách tập ăn thô cho các bé là khác nhau

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Ở phương pháp này, mẹ bắt đầu từ việc đút cho bé ăn. Thức ăn gồm đủ các nhóm thực phẩm sẽ được đặt trong bát hoặc khay riêng. Mẹ cho bé ăn từng món, hết món này sẽ sang món khác.

Mục tiêu của ăn dặm Kiểu Nhật là cho bé tập các kỹ năng xử lý thức ăn để sau 1 tuổi bé có thể ăn được các món như người lớn và tự xúc ăn. Độ thô của thực phẩm sẽ được tăng lên theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1 (5-6 tháng): Cháo nấu với tỉ lệ 1:10 sau đó lọc qua rây. Các món ăn được hấp chín và rây nhuyễn.

- Giai đoạn 2 (7-8 tháng): Cháo nấu với tỉ lệ 1:7, không lọc qua rây. Các món ăn được hấp chín rồi được nghiền nhỏ.

- Giai đoạn 3 (9-11 tháng): Cháo nấu tỉ lệ 1:5 hoặc 1:3 . Các món ăn được cắt nhỏ hoặc xé tơi. Đây cũng là giai đoạn bé được làm quen với kỹ năng bốc thức ăn bằng cách mẹ đề thức ăn dạng que dài lên bàn ăn và cho bé tập bốc.

- Giai đoạn 4 (12-18 tháng): Bé ăn cơm nát hoặc cơm mềm. Các món ăn được cắt hoặc để nguyên miếng. Bé được tập sử dụng thìa.

Phương pháp ăn dặm truyền thống: Đây là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng nhất. Bé sẽ được ăn bột hoặc cháo kèm rau củ, đạm xay nhuyễn ngay từ khi mới ăn dặm.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này theo tư tưởng cũ là việc bé ăn thô kém. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này đã được cải tiến để hỗ trợ bé ăn thô tốt hơn bằng việc phân ra các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1 (6-9 tháng): Bé được ăn bột

-Giai đoạn 2 (10-13 tháng): Bé ăn cháo xay

- Giai đoạn 3 (14-18 tháng): Bé ăn cháo đặc

- Giai đoạn 4 (18 tháng trở lên): Bé ăn cơm nát hoặc cơm mềm

- Giai đoạn 5 (30 tháng trở lên): Bé ăn cơm mềm, cơm khô

*

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby-led weaning): Đây là phương pháp mà bé được tự ăn thức ăn thô ngay từ đầu nên không có giai đoạn tăng thô.

Bé không ăn thức ăn nhuyễn khi mới ăn dặm mà được ăn thực phẩm chín để nguyên miếng và tự học cách xử lý thức ăn.

Thức ăn chính ban đầu của bé là rau củ quả được cắt dạng thanh dài sau đó hấp hoặc luộc. Sau đó thức ăn sẽ dần được cắt nhỏ theo thời gian phù hợp với tốc độ phát triển kỹ năng bốc nhón và kỹ năng sử dụng thìa, đũa của bé.

Phương pháp ăn dặm kết hợp: Mỗi phương pháp ăn dặm có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào sở thích của các bé cũng như điều kiện gia đình riêng mà ba mẹ có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau.

Nhiều ba mẹ lựa chọn việc kết hợp hai phương pháp ăn dặm cùng lúc để đạt được hiệu quả mình mong muốn. Thông thường ba mẹ hay kết hợp như sau:

- Ăn dặm kết hợp ăn dặm truyền thống với Ăn dặm bé chỉ huy: Bé sẽ vừa được ăn thức ăn dạng nhuyễn, trộn lẫn các loại thức ăn trong một bát vừa được ăn thức ăn dạng thanh dài ngay từ khi mới bắt đầu.

Như vậy bé cũng sẽ được tập ăn thô sớm từ những tuần đầu tiên ăn dặm.

- Ăn dặm kết hợp kiểu Nhật với Ăn dặm bé chỉ huy: Bé ăn thức ăn dạng nhuyễn, được để riêng mỗi loại một khay và kết hợp với ăn thức ăn dạng thanh dài ngay từ khi mới bắt đầu.

Ba mẹ chú ý khi ăn dặm kết hợp thì bữa ăn đút và bữa ăn bé chỉ huy nên tách nhau ra. Bé sẽ không bị bối rối và học tập kỹ năng nhanh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *