Độ Khó Của Các Ngôn Ngữ

Hiện nay trên thế giới đang có khoảng 6.000 ngôn ngữ với cách đọc, viết hay phát âm khác nhau. Mỗi ngôn ngữ đều có những điểm đặc sắc riêng và có thể dễ hay khó học đối với một người tùy theo tiếng mẹ đẻ mà người đó đang sử dụng. Vậy bạ có biết thứ tiếng nào khó học nhất đối với phần lớn người dân trên toàn thế giới? Hãy cùng 24h Thông Tin tìm hiểu về danh sách 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới hiện nay.

Bạn đang xem: Độ khó của các ngôn ngữ

*

Có rất nhiều thứ tiếng trên thế giới với các cách nói, đọc hay viết khác nhau. Tùy thuộc vào tiếng mẹ đẻ mà một ngôn ngữ có thể dễ học đối với người này nhưng lại khó học đối với người khác. Học viện Dịch vụ Ngoại giao (Foreign Service Institute - FSI) trực thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tổng kết ra bảng xếp hạng độ khó học của các loại ngôn ngữ phổ biến hiện nay dựa theo thời gian thông thạo đối với những người nói tiếng Anh. Và bởi vì tiếng Anh là tiếng quốc tế được công nhận nên chúng ta cũng có thể áp dụng danh sách này cho hầu hết mọi người trên toàn thế giới.

10. Tiếng Estonia - Khoảng 44 tuần học (1.100 giờ)

Estonian là ngôn ngữ chính thức của Estonia, một quốc gia nhỏ nằm ở khu vực Bắc Âu. Hiện ngôn ngữ này đang được nói như tiếng mẹ đẻ bởi khoảng 1,1 triệu người - trong đó có khoảng hơn 950.000 người ở Estonia và 160.000 người ngoài Estonia. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho tiếng Estonia trở nên khó học là do sự phức tạp trong ngữ pháp và cơ hội trau dồi. Về mức độ phức tạp, có tới 14 trường hợp thay đổi danh từ, động từ cũng như tính từ tùy theo ngữ cảnh cực kỳ phức tạp và cần phải ghi nhớ theo hàng chục ví dụ khác nhau. Còn về cơ hội trau dồi, tiếng Anh là cực kỳ phổ biến ở Estonia đồng thời người dân ở đây cũng nói tiếng Anh rất rõ ràng và dễ dàng. Vì vậy cơ hội để trò chuyện với một người bản xứ bằng tiếng Estonia khó khăn hơn nhiều.

*

9. Tiếng Mông Cổ - Khoảng 44 tuần học

Tiếng Mông Cổ là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ, quốc gia nằm ở Đông Á. Tiếng Mông Cổ có khá nhiều phương ngữ khác nhau và hiện được nói bởi khoảng 5,2 triệu người. Điều làm cho tiếng Mông Cổ trở nên khó học là do ngôn ngữ này hầu như hoàn toàn khác biệt với các loại ngôn ngữ phổ biến ngày nay cả về ngữ pháp, cách phát âm và ký tự. Trong đó khía cạnh khó nhất của tiếng Mông Cổ là cách phát âm với việc sử dụng yết hầu khá nhiều - một khó khăn lớn cho hầu hết người phương Tây và Đông Á.

*

8. Tiếng Việt - Khoảng 44 tuần học

Đứng thứ 8 trong danh sách 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới là tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 85% dân số Việt Nam cùng hơn 4 triệu người Việt ở nước ngoài hiện nay. Tiếng Việt gây khó khăn cho người Anh bởi hệ thống từ vựng cực kỳ phong phú; các từ đa nghĩa; cách phát âm với các dấu câu và cách luyến láy (điều không thích hợp với những người phương Tây bởi cách nói chuyện mạnh mẽ của họ); và cuối cùng phức tạp nhất hẳn là hệ thống ngữ pháp. Các câu tiếng Việt có thể thay đổi hoàn toàn về ngữ nghĩa chỉ với việc thay đổi một chút vị trí của các từ.

*

7. Tiếng Thái - Khoảng 44 tuần học

Tiếng Thái, hay còn gọi là tiếng Xiêm, tiếng Trung Thái là ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại Thái Lan đồng thời cũng là tiếng mẹ đẻ của người dân tộc Thái chiếm đa số ở quốc gia này. Tiếng Thái gây khó khăn bởi cả ngôn ngữ viết và nói. Về ngôn ngữ viết, bảng chữ cái tiếng Thái gồm tới 44 phụ âm, 32 nguyên âm và 6 âm sắc, có nhiều ký tự khi đặt ở đầu câu và cuối câu đều chỉ cùng một âm trong tiếng Anh. Về ngôn ngữ nói, tiếng Thái là ngôn ngữ đơn âm có sử dụng âm sắc. Do đó nó rất khó khăn đối với người phương Tây, những người thường nói các từ dài, mạnh mẽ và không có âm sắc cụ thể.

*

6. Tiếng Phần Lan - Khoảng 44 tuần học

Xếp thứ 6 trong danh sách những ngôn ngữ khó học nhất hành tinh là tiếng Phần Lan, ngôn ngữ được nói bởi phần lớn người dân Phần Lan. Tiếng Phần Lan gây khó khăn bởi sự biến đổi da dạng danh từ, tính từ, đại từ, số từ và động từ tùy thuộc vào vai trò trong câu. Bên cạnh đó, hàng loạt quy tắc để đặt câu cũng biến tiếng Phần Lan, cùng với tiếng Estonia và tiếng Hungary trở thành những ngôn ngữ kỳ lạ nhất ở châu Âu.

Xem thêm: Kem Dưỡng Da Cho Bà Bầu Tốt Và An Toàn Nhất (2021), Phụ Nữ Mang Thai Có Được Dùng Kem Dưỡng Da

*

5. Tiếng Hungary - Khoảng 44 tuần học

Tiếng Hungary là ngôn ngữ chính thức của Hungary và là một trong 24 ngôn ngữ chính của Liên minh châu Âu EU. Tiếng Hungary gây khó khăn bởi ba đặc điểm chính: hệ thống liên hợp từ bất quy tắc, cấu trúc từ kết hợp phức tạp và cách phát âm rất khó khăn. Ngôn ngữ này có tới 14 nguyên âm cùng 18 - 35 cách thể hiện đại từ trong câu (tùy thuộc vào định nghĩa). Cấu trúc từ được kết hợp cực kỳ phức tạp cùng cách phát âm đặt nặng vào việc sử dụng âm thanh từ cổ họng cũng là những nguyên nhân khiến cho tiếng Hungary trở thành một trong những ngôn ngữ “kỳ lạ” nhất ở châu Âu và trên thế giới.

*

4. Tiếng Ả Rập - Khoảng 88 tuần học (2.200 giờ)

Tiếng Ả Rập là một nhóm ngôn ngữ được gộp chung với nhau vì lý do chính trị và tôn giáo. Nếu được xem như một ngôn ngữ, tiếng Ả Rập hiện đang được nói bởi 422 triệu người, là ngôn ngữ hành lễ của 1,6 tỷ người Hồi Giáo đồng thời cũng là một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc. Mặc dù rất phổ biến nhưng tiếng Ả Rập lại cực kỳ khó học đối với những người nói tiếng Anh. Điều khiến cho ngôn ngữ này trở nên khó học là do nó có rất ít nguyên âm đồng thời các âm và bảng chữ cái thậm chí còn không tồn tại trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc hầu hết chữ cái Ả Rập được viết bằng 4 hình thức khác nhau tùy thuộc vào vị trí của từ cũng là một nguyên nhân khiến hầu hết mọi người cảm thấy khó khăn khi học.

*

3. Tiếng Hàn - Khoảng 88 tuần học

Tiếng Hàn Quốc hay tiếng Triều Tiên là ngôn ngữ chính thức của cả Triều Tiên và Hàn Quốc đồng thời hiện đang được nói bởi khoảng 80 triệu người. Tiếng Hàn gây khó khăn bởi đây gần như là một ngôn ngữ biệt lập, không hề giống với hầu hết các loại ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Bên cạnh đó, điều khiến cho việc học tiếng Hàn trở nên khó khăn đối với những người nói tiếng Anh chính là sự khác biệt hoàn toàn về cấu trúc câu, từ, ngữ pháp, cách chia động từ,…. Ngoài ra, hệ chữ và kí tự tiếng Hàn cũng hoàn toàn khác với bảng chữ cái Latin.

*

2. Tiếng Nhật - Khoảng 88 tuần học

Được nói bởi khoảng 128 triệu người nhưng tiếng Nhật lại là một trong những thứ tiếng khó học nhất trên thế giới. Được sử dụng chủ yếu ở Nhật Bản, tiếng Nhật gây “choáng ngợp” cho những người muốn học bởi 3 bảng chữ cái: hiragana, katakana, kanji cùng hàng ngàn ký tự cần phải ghi nhớ. 3 hệ thống viết cùng 2 hệ thống âm tiết cũng là những yếu tố khiến cho ngôn ngữ này càng khó học hơn.

*

1. Tiếng Trung Quốc - Khoảng 88 tuần học

Là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới với hơn 1,2 tỷ người sử dụng nhưng có thể nói tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ khó học nhất không chỉ đối với người Anh mà còn đối với hầu hết những người ở các quốc gia khác. Tiếng Trung Quốc, cũng như tiếng Việt, là một ngôn ngữ đơn âm, việc thay đổi một âm điệu cũng khiến cho ngữ nghĩa thay đổi hoàn toàn. Bên cạnh đó, khối lượng ký tự khổng lồ lên tới hàng ngàn cộng với các từ đồng âm phức tạp và đa dạng khiến cho không chỉ những dân tộc khác mà ngay cả người Trung Quốc cũng cảm thấy khó ghi nhớ hết. Theo thống kê, cần phải ghi nhớ hơn 3.000 ký tự căn bản để hiểu các từ đơn giản, hơn 4.000 ký tự nếu muốn đọc báo, hơn 10.000 ký tự nếu muốn trở thành một học giả và theo từ điển ghi nhận thì có tổng cộng khoảng 40.000 ký tự - một con số vô cùng khổng lồ.

*

Trên đây là một số thông tin về Top 10 ngôn ngữ khó nhất trên thế giới mà 24h Thông Tin muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mỗi ngôn ngữ, dù đơn giản hay phức tạp, cũng đều là một kho báu vô giá, là tinh hoa kết tinh qua hàng ngàn năm xây dựng của cả một dân tộc. Do đó nếu có cơ hội, các bạn hãy thử tìm hiểu và học hỏi thêm một số các ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Biết đâu bạn sẽ có thể tìm hiểu được thêm một chút chân lý cuộc sống chứa đựng trong những ngôn ngữ này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *