Sau Khi Hổ Ăn Thịt Người, Tại Sao Phải Giết Nó? Nếu Bạn Gặp Hổ Siberia Ngoài Tự Nhiên Thì Sao?

Một con hổ hung dữ sẽ phải dành cả phần đời còn lại sau song sắt khi các nhà chức trách Ấn Độ cho biết con vật này quá nguy hiểm để được phép sinh sống tự do.

Bạn đang xem: Sau khi hổ ăn thịt người, tại sao phải giết nó? nếu bạn gặp hổ siberia ngoài tự nhiên thì sao?


*

Gần 225 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của hổ ở Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2019. Ảnh: scmp.com


Theo hãng tin AFP, một con hổ đực 5 tuổi tại Ấn Độ, được cho là đã từng ăn thịt 3 người và nhiều lần tấn công gia súc, đã phải nhận quyết định bị giam giữ suốt phần đời còn lại vì quá nguy hiểm. Con vật hung dữ này đã lang thang hơn 500 km từ phía Tây bang Maharashtra đến quận Betul của bang Madhya Pradesh vào năm 2018.

"Chúng tôi đã cho nó nhiều cơ hội để tái hoang dã nhưng con hổ vẫn quay lại và có thói quen ăn thịt người. Lựa chọn duy nhất là đặt nó trong điều kiện nuôi nhốt để đảm bảo cả hổ và người đều an toàn", Giám đốc Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã của bang Madhya Pradesh, ông S.K. Mandal, nói.

Con hổ được truyền thông địa phương mệnh danh là "kẻ lang thang" hay "kẻ du mục" đã từng bị bắt giữ lần đầu tiên vào tháng 12/2018 sau một hành trình dài và bị giam cầm trong 2 tháng.

Sau khi được gắn chip theo dõi, "kẻ lang thang" được thả vào một khu bảo tồn hổ và công viên quốc gia. Tuy nhiên, các nhà chức trách cho biết nó thường xuyên đi lạc và săn mồi gần các khu dân cư, tấn công gia súc và gây nguy hiểm cho con người.

Xem thêm: Tìm Việc Làm Thợ Cơ Khí Tại Hà Nội 2021, Thợ Cơ Khí Cần Tìm Việc Làm

Cuối cùng, con hổ đã bị bắt giữ và được đưa đến một sở thú ở thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh vào hôm 6/6. Các nhà chức trách cho biết quyết định bắt giữ con hổ trưởng thành đã được đưa ra vài tháng trước, nhưng đã bị hoãn lại do lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19.

"Đôi khi con vật sẽ thích nghi với môi trường mới. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi hành vi của nó. Cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn sẽ bị biệt giam. Chúng tôi sẽ quyết định đưa nó tới một sở thú hoặc công viên có rào chắn", ông Kamlika Mohanta, Giám đốc Công viên Quốc gia Bhopal, Van Vihar, nói với AFP.

Nạn phá rừng làm thu hẹp môi trường sống của hổ đã gia tăng trong những thập kỷ gần đây tại quốc gia 1,3 tỉ dân này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ xung đột giữa người với các loài động vật hoang dã.

Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ, gần 225 người đã thiệt mạng sau các cuộc tấn công của hổ từ năm 2014 đến 2019. Thống kê cũng cho thấy hơn 200 con hổ đã bị giết bởi những kẻ săn trộm hoặc bị điện giật trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2018.

Ấn Độ là quê hương của khoảng 70% loài hổ trên thế giới. Năm ngoái, chính phủ nước này cho biết dân số hổ đã tăng lên 2.967 con vào năm 2018 từ mức thấp kỷ lục 1.411 con trong năm 2006.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *