Học Cách Sống Một Mình

Sự cô độc có thể mang lại cảm giác giải phóng, tự do hoặc bị giam cầm, tùy thuộc vào trạng thái tinh thần của chúng ta


Tác giả: Tiến sĩ Iskra Fileva là phó giáo sư triết học tại Đại học Colorado, Boulder.

Bạn đang xem: Học cách sống một mình

Những điểm chính trong bàiCảm giác cô độc có thể vô cùng thú vị.Đôi lúc, sống một mình cho phép chúng ta được mắc kẹt trong tâm trí của riêng mình.Người chán ghét bản thân sẽ không tài nào chịu nổi cảnh cô độc, nhưng cũng có thể quen với nó.Bạn cần phải tập trung và nỗ lực để thoát khỏi tình trạng chán ghét bản thân và tận hưởng sự tự do khi ở một mình.Đôi khi chúng ta chọn sự cô độc.

Chúng ta có thể cần thời gian cho bản thân mình hoặc có những dự án công việc mà sẽ hoàn thành tốt nhất khi cách ly với người khác. Nghịch lý thay, chúng ta cũng có thể yêu thích sự cô độc hơn bởi vì mối kết nối của chúng ta với người khác, trong tâm trí chúng ta, chí ít cũng tốt hơn khi ta ở một mình. Ví dụ, thật khó mà tưởng tượng ra chuyện một nhà thơ viết nổi một bài thơ tình trước sự hiện diện của người tình yêu dấu. Sự xa cách vật lý có thể chưng cất tình cảm thành dạng tinh khiết nhất.

Quan trọng hơn, có một kiểu tự do trong sự cô độc mà chúng ta hiếm khi trải nghiệm được nếu ở cùng người khác. Sự hiện diện của người khác là một sự hạn chế quyền tự do. Nietzsche từng viết rằng một số người đánh cắp sự cô độc của chúng ta mà không mang lại cho ta sự bầu bạn. Điều này đúng là sự thật. Liệu sự cô độc mà chúng ta đang đề cập có phải là một ý tưởng hay hay không thì còn phụ thuộc vào những gì chúng ta nhận lại được. Đánh đổi quyền tự do để có được mối gắn kết sâu sắc với con người nhìn chung là điều xứng đáng. Đánh đổi nó để lấy sự giao tiếp hời hợt có thể chỉ đáng giá với những ai thuộc kiểu tính khí đặc biệt nào đó.

Sự giao tiếp hời hợt không chỉ ít được mong muốn hơn tình trạng cô độc. Mà những mối quan hệ mang tính thù địch và ít thân mật gần gũi cũng có thể như vậy. Chúng ta thấy cô đơn khi ở bên một số người hơn là ở một mình. Những ai thường xuyên chọn ở một mình, và những ai đôi lúc bị gán cho cái mác “kẻ sống thui thủi một mình,” có khả năng là những người nhận thức được sâu sắc cái giá phải trả về quyền tự do khi ở cùng người khác, cũng như cái giá của sự không chắc chắn của phần thưởng.

*

Sự cô độc không được lựa chọn

Lại có những lúc mà sự cô độc, cùng với tất cả những quyền tự do của nó, lại mang tính không tự nguyện và không được ưa thích. Trong tiểu thuyết ngắn Alone, đôi khi được dịch là Days of Loneliness (Những ngày cô đơn), August Strindberg mô tả về một người đàn ông trung niên đơn độc mà với ông ấy, nỗi cô đơn đã trở thành một gánh nặng đến nỗi ông ấy xem tiếng trò chuyện huyên thuyên của một gia đình trẻ hàng xóm truyền đến tai ông thông qua bức tường của căn hộ ông sống như cái phao cứu sinh: nếu số phận đã định cho ông phải sống cảnh đơn độc thì chí ít ông ấy cũng có thể hấp thụ âm thanh của sự quây quần bên nhau của người khác.

Liệu một người đang ở tình cảnh này có thể tìm được sự bầu bạn hay không? Có thể, mặc dù đôi khi, điều này ngày càng trở nên khó khăn theo thời gian vì những người sống một mình có thể đã quen với sự tự do tuyệt đối và đòi hỏi phải được nhận lại rất nhiều để họ hy sinh thứ tự do ấy.

Chúng ta cũng có thể cảm thấy cô độc dù không sống trong cảnh một thân một mình. Chẳng hạn, chúng ta có thể cảm thấy đơn độc vì đang có một bí mật khủng khiếp hoặc đang phải mang vác một gánh nặng mà chẳng ai hay. Những người trong hoàn cảnh như vậy có thể được sống giữa những người thương yêu họ và người mà họ cũng yêu thương. Trong một số trường hợp, bất kể yêu thương bao nhiêu cũng chẳng đủ. Những gánh nặng phải âm thầm chịu đựng—dù chúng là những bí mật hay gian truân—thường dẫn đến sự cô lập sâu sắc. Nếu bạn đang chết dần chết mòn mà chẳng ai biết, dường như với bạn, nó là một khe núi không thể vượt qua ngăn cách bạn với mọi người.

Trong những trường hợp đó, việc chia sẻ với người khác, nếu chúng ta có thể thu hết dũng khí để làm, có thể giúp vơi đi gánh nặng. Nhưng phải thừa nhận là có một số gánh nặng chẳng hạn như cái chết, không thể nào chia sẻ được. Tất cả chúng ta đều phải chết trong cô độc, dù việc có được một người thân yêu nắm tay ta trong lúc hấp hối có thể giúp ta phần nào.

Xem thêm: Từ Khóa: Ly Do Noo Phước Thịnh Và Đông Nhi Từng Hủy Kết Bạn, Rạn Nứt Tình Cảm

Chán ghét bản thân

Tuy nhiên, có nhiều nỗi cô đơn đau đớn gần như hoàn toàn do tự mình gây ra. Nguyên nhân của nỗi cô đơn này là do chán ghét bản thân. Những cảm xúc tiêu cực đối với bản thân có thể dẫn tới sự cô độc và cô đơn. Tôi sẽ xem xét lần lượt từng thứ.

Mặc dù chứng ích kỷ (egomania) không hề hấp dẫn về lâu về dài—mặc dù nó có thể quyến rũ trong ngắn hạn vì nó làm tăng sự tự tin và một kiểu năng lượng và lòng khao khát được sống mà chúng ta thường thích ở người khác—thì những người ở phía đối lập của phổ, những người thường xuyên có khuynh hướng đánh giá tiêu cực về bản thân, có thể gặp khó khăn trong việc duy trì tình bạn. Có nhiều lý do khác nhau cho chuyện này, nhưng có lẽ lý do chính là: nếu chúng ta không yêu thích bản thân thì chúng ta có thể có xu hướng diễn giải mọi thứ mà người khác nói là sự xác nhận hoặc từ chối. Khi ở cạnh người không thích bản thân, chúng ta theo bản năng cảm thấy mình không được phép thoải mái, vui vẻ. Chúng ta lo sợ rằng bất cứ điều gì ta nói có thể bị người kia diễn giải là sự coi thường, hay thiếu tôn trọng hoặc thiếu yêu thương. Điều này có thể gây mệt mỏi. Ít ai sẵn sàng thường xuyên “đóng vai bác sĩ tâm lý” cho người khác, và nhu cầu muốn bạn mình làm vậy sẽ khiến cho tình bạn trở nên mất cân xứng.

Còn có một lý do khác, có lẽ sâu xa hơn, lý giải tại sao sự chán ghét bản thân lại dẫn đến cô đơn. Đánh giá tiêu cực về bản thân khiến chúng ta cảm thấy cô đơn khi ở một mình. Nó làm hư hoại (những ích lợi) của tình trạng cô độc. Chúng ta không thể tận hưởng sự tự do của việc sống một mình. Trên thực tế, chúng ta không có những quyền tự do đó. Sự cô độc của một kẻ chán ghét bản thân không phải là sự tự do. Đúng hơn là, nó trông giống như một mối quan hệ với một kẻ bạo chúa mà người đó không thể trốn thoát, vì kẻ bạo chúa sống trong đầu người đó. Người chán ghét bản thân có thể tạm thời dập tắt giọng nói nội tâm gây ngột ngạt cho mình khi ở bên một người biết quan tâm đến họ, nhưng ngay khi họ bị bỏ lại một mình để tự xoay sở thì họ sẽ khôi phục lại mô hình tâm lý tự trừng phạt-bản thân đó.

Không thể làm được gì khác sao?

Đôi khi, quan điểm của chúng ta về bản thân bị bóp méo: chúng ta không nhìn mọi thứ theo tỷ lệ và tập trung quá mức vào một khuyết điểm nhỏ dường như chỉ to đùng trong cặp mắt của chúng ta, một khuynh hướng mà, ở bối cảnh khác, tôi gọi là “sự cắm chốt vào lỗi lầm.” Trong trường hợp đó, nỗ lực để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn thường là điều cần thiết. Chúng ta có thể tự hỏi bản thân tại sao ta lại cho rằng việc quên ngày sinh nhật của ai đó khiến ta trở thành một kẻ tồi tệ, trong khi chúng ta không nghĩ điều tương tự, rằng sự lầm lẫn về trí nhớ của người khác sẽ nói lên điều gì về tính tình của họ. Suy ngẫm về những câu hỏi như vậy có thể giúp phá vỡ mô thức đánh giá tiêu cực về bản thân.

Tất nhiên là việc thay đổi cách chúng ta nghĩ về một vấn đề sẽ không tự động thay đổi cách mà ta cảm nhận về nó, và chính cảm xúc, cuối cùng sẽ làm suy giảm hạnh phúc. Tuy nhiên, việc thay đổi suy nghĩ là một khởi đầu.

Những lần khác thì chúng ta tự nhận ra những khuyết điểm đáng lẽ phải sửa chữa của bản thân, nhưng thay vì khắc phục chúng, ta lại dồn tâm sức vào việc phê bình bản thân. Ví dụ, một người có thể dành hàng giờ đổ lỗi cho bản thân vì không làm việc, thay vì chỉ đơn giản là bắt tay vào làm việc, trong khi người khác có thể chỉ trích bản thân gay gắt vì xích mích với một người bạn quí thay vì tìm cách xoa dịu tình hình.

Tại sao chúng ta lại làm thế? Tôi phỏng đoán rằng đó là bởi vì chúng ta đang dần dần chấp nhận cái mô thức chán ghét bản thân của mình. Cứ như thể chúng ta đang ở trong một mối quan hệ mang tính bạo hành với bản thân ta, và chúng ta đã quen thuộc với sự dễ chịu của mối quan hệ đó. Chúng ta biết những đặc thù của nó. Chúng ta thích cái vòng luẩn quẩn của sự ngược đãi bản thân hơn là chấp nhận rủi ro và cải thiện cuộc sống của mình. Chúng ta nương náu trong những điều quen thuộc.

Đó là cái bẫy. Người khác tha thứ cho những thất bại, nhược điểm của chúng ta sau khi chúng ta đã bị trừng phạt. Còn kẻ chán ghét bản thân thì không tha thứ cho những khuyết điểm của họ. Việc tự trừng phạt bản thân của họ là không bao giờ đủ. Nó cứ tiếp tục ngày này qua ngày khác, vì họ không muốn nó kết thúc. Kết thúc nó đồng nghĩa với việc giải phóng bản thân khỏi tên bạo chúa bên trong họ. Sau đó, lần đầu tiên trong đời, người ấy phải tự hỏi, "Vậy giờ ta đi đâu đây?" Và người ta phải chấp nhận những rủi ro và bất định của sự tự do.

✌️ Tìm đọc cuốn sách về chủ đề Yêu bản thân - Trở về thương lấy chính mình của Tác giả: Kamal Ravikant

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *