PHIM NGƯỜI CÁ LIÊN XÔ

Bộ phim “Người Cá”, một bộ phim dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn viễn tưởng Nga Alexader Belyaev, phim được công chiếu năm 1962 và gây được tiếng vang rất lớn


Lần đầu tiên một bộ phim Xô viết đã thu hút được số lượng khán giả vượt ngưỡng 60 triệu người. Trước đó, kỷ lục thu hút số người xem tới rạp lớn nhất (48 triệu 640 nghìn người) là của bộ phim ca nhạc hài “Đêm vũ hội” (Карнавальная ночь) của đạo diễn Eldar Ryazanov công chiếu lần đầu tiên năm 1956. Hơn thế nữa, bộ phim“Người Cá” đã hoàn thành được “sứ mạng lịch sử” của mình khi đó: kỹ thuật quay phim và các cảnh trong phim đã làm sửng sốt không chỉ các khán giả Xô viết mà quả thực đã vượt qua được cả Hollywood, tức là thực hiện đúng như câu khẩu hiệu rất “mode” thời đó do Tổng bí thư Khrutshov đề xướng: “Đuổi kịp và vượt nước Mỹ”

Thoạt tiên người Mỹ định chuyển thể điện ảnh câu chuyện viễn tưởng của nhà văn Belyaev từ những năm 1940 cơ. Tuy nhiên họ đã phải từ chối tham vọng đó vì không đủ kỹ thuật để quay được những cảnh hoàng tráng quy mô lớn dưới nước. Ngay cả cho đến những năm 1960 thì cấc nhà làm phim Xô viết cũng chẳng có nhiều kỹ thuật hơn gì cả. Nhưng không có khó khăn nào ngăn được quyết tâm của các nhà đạo diễn Vladimir Chebotarev và nhà quay phim Eduard Rozovsky (sau đó cả đạo diễn Genadi Kazansky cũng tham gia cùng với họ). Khi người Mỹ biết được ý định của các nhà làm phim Xô viết, trên tờ “The New York Times” đã xuất hiện bài báo cười chế riễu đoàn làm phim và dự báo bộ phim sẽ thất bại. Bài báo có nêu lên là ngay chính Walt Disney cũng phải từ chối chuyển thể điện ảnh bộ phim này vì điều kiện kỹ thuật quay dưới nước không cho phép, “vậy mà người Nga lại định dùng thiết bị quay phim từ thời Đại Hồng Thủy để thách thức với số phận”.

Bạn đang xem: Phim người cá liên xô

Tại tất cả các thành phố khi trình chiếu bộ phim này đã diễn ra điều không tưởng: Vé xem phim được bán hết từ nhiều ngày trước. Nghệ sĩ đóng vai Ichthyandr là Vladimir Korenev đã ngay lập tức trở thành thần tượng của toàn dân chúng. Ông nhớ lại: “Sau khi xuất hiện bộ phim, tôi được các fan nữ hâm mộ rất mãnh liệt. Chỉ cần nêu ví dụ thế này là cầu thang từ tầng trệt tới tầng sáu chỗ căn hộ của tôi đều được các fan nữ dùng son môi viết kín đặc, đến mức mà tooiphair bỏ tiền ra để quét vôi lại. Tôi nhận được rất nhiều thư: một năm khoảng 10 nghìn bức thư. Chưa nói trả lời, chỉ đọc hết tôi cũng không đủ sức. Tôi đành phải xếp chúng vào thùng giấy đựng tủ lạnh”. Đó là các fan nữ. Còn đàn ông cũng bắt đầu bắt chước vai mà Korenev đóng: từ đó xuất hiện mái tóc bồng bềnh kiểu Ichthyandr và quần ka-ki trắng.

Bộ phim “Người Cá” đã trở thành biểu tượng vươn lên cả của các nghệ sĩ và các nhà khoa học. Đó là biểu tượng của tinh thần lãng mạn những năm 1960 để ngợi ca những bãi cát tắm biển rực nắng, những mối tình đích thực của tuổi trẻ và cả sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chẳng thế mà bộ phim đã dẫ đầu trong suốt mùa chiếu phim 1963 và Bộ trưởng Bộ văn hóa Liên bang đã gọi đó là món quà dành cho Bộ Tài chính Liên bang. Cũng năm 1962, tại liên hoan phim quốc tế ở Italy, bộ phim “Người Cá” đã dành giải nhất.

Xem thêm: Phim Người Tình Thuyết Minh, Phim Người Tình (1992) Hd Vietsub

Lịch sử hình thành bộ phim này có lẽ cũng xứng đáng để viết nên một bộ phim mới. Bộ phim được quay ở Krưm, tại một vịnh vắng người. Để có thể đóng phim dưới nước, cả Anataxia Verchinskaya và Vladimir Korenev đã phải mất hơn nửa năm trời luyện tập với huấn luyện viên trong bể bơi của trường Đại học thể dục thể thao. Để thể hiện phong cảnh trù phú dưới đáy đại dương trong khi quay phim ở vùng biển Đen nghèo nàn cả thực vật và động vật, người ta phải cho vào các túi lưới treo trước ống kính những loài cá và sinh vật biển bắt được từ nhiều nơi về. Một chú cá chiên hiền lành phải đóng vai con cá mập hung dữ. Những con sứa biển xinh đẹp, cỏ cây, ốc và ngọc trai đều được làm bằng nhựa cả.

Trong quá trình quay phim, mọi người đã phải khâm phục lòng dũng cảm của cô diễn viên 16 tuổi Verchinskaya. Cô đã không cần đóng thế nhiều cảnh nguy hiểm. Ví dụ để diễn cảnh bị ngã xuống biển và nằm dưới đó vài giây, cô phải đeo đai chì rất nặng. Quay cả cảnh đó mà cô chỉ được người ta vài lần cho ngậm vòi bơm khí để thở lấy hơi mà thôi. Còn Korenev thì nhiều lần đã bị nguy hiểm đến tính mạng. Cảnh quay bị kéo dài đến tận tháng mười. Korenev nhiều lần phải làm việc ở độ sâu 20 m dưới nước lạnh. Giữa những lần quay phim, anh đã phải quấn chăn ngồi co ro trên bờ và lấy hơi ấm qua chén cà phê nóng.


Xin nói thêm là người ta đã phải tìm kiếm rất lâu các diến viên chính cho bộ phim này, gần như là khắp Liên bang. Yêu cầu của đạo diễn Chebotarev là: Ánh mắt của Guttiera phải phản chiếu bầu trời xanh, còn của Ichthyandr phải là biển cả. Người ta tìm được Korenev sau khi xem một buổi diễn của Sinh viên ở Nhà hát kịch Tuổi trẻ. Vẻ tri thức văn hóa cao và ánh mắt xanh nước biển đến kinh ngạc của anh đã lôi cuốn đạo diễn. Có thể là tình cờ thôi nhưng có thể nói là biển cả không chỉ có trong ánh mắt mà trong máu thịt của người diễn viên đầu tiên đóng vai công dân của đại dương: Vladimir sinh ra ở thành phố biển Sevastopol trong một gia đình thủy thủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *