Phong Tục Truyền Thống Việt Nam

Tết cổ truyền là dịp gia đình sum họp, đoàn viên bên mâm cơm gia đình. Nhưng đây cũng là thời điểm có rất nhiều phong tục tập quan đã và đang được diễn ra hết sức độc đáo. Cùng Bloom spa tìm hiểu những phong tục trong tết cổ truyền của người Việt qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Phong tục truyền thống việt nam

1. Cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngàyông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ vớiNgọc Hoàng. Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếpsạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

2. Gói bánh chưng

*
Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng

Với tất cả người Việt, bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.

3. Chơi hoa dịp Tết

Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam và cây quất là mộttrong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho giađình. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có thêm rất nhiều loại hoa đẹp khác được ngườidân ưa thích mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới như hoa lan, hoaly, hoa cúc, hoa thủy tiên,…

4. Bày mâm ngũquả

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, phú quý.


*
Bày mâm ngũ quả cho ngày Tết

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưngtruyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khácnhau.

5. Lau dọn nhà cửa

Hẩu hết các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinhnhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày cuối năm với ý nghĩa sắp xếp lại nhữngđiều chưa ổn thoải, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chàonăm mới với nhiều tài lộc và may mắn.

6. Thăm mộ tổ tiên

Vào những ngày giáp tết, con cháu trong gia đình sẽcùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và ngườithân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu,lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất

7. Cúng tất niên


*
Bày mâm ngũ quả

Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắphương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thờiđể kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Vẽ Mắt Nước Đẹp Tự Nhiên Cho Người Mới Bắt Đầu Đơn Giản Nhất

8. Hái lộc

Hái lộc đầu năm là nét đẹp truyền thống trong năm mớicủa người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớmmùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

9. Xông đất

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là ngườiđầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.

Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.


*

10. Chúc tết và mừng tuổi

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bètrong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ,mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lạinhững đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo nhữnglời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻtrong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quantrọng ở ý nghĩa.

Trên đây là những nét văn hóa rất đặc biệt thường diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới. Bloom spa xin chúc quý khách hàng năm mới an khang thịnh vượng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *