QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH BÌNH CHỮA CHÁY

Bình chữa cháy là thiết bị dùng để dập lửa, chữa cháy tức thời rất hiệu quả, do đó sau một thời gian sử dụng chúng ta phải tiến hành nạp lại bình chữa cháy. Việc nạp và sạc bình chữa cháy đúng thời điểm là việc hết sức quan trọng. Vậy quy định thời gian nạp bình chữa cháy như thế nào để đảm bảo chất lượng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.

Bạn đang xem: Quy định kiểm định bình chữa cháy

*

Kiểm tra thời hạn sử dụng của bình chữa cháy để giúp thiết bị hoạt động tốt và an toàn

Tầm quan trọng của việc lắp đặt bình chữa cháy

- Một thiết bị cứu hỏa quan trọng đối với sự an toàn về tính mạng và tài sản của chúng ta trong gia đình và nơi làm việc.

- Nó có khả năng giúp ngăn ngọn lửa lan ra và thậm chí có thể dập tắt ngọn lửa ngay lập tức khi có cháy, giúp hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản cũng như bảo vệ tính mạng chủ nhà.

- Bên cạnh đó, đám cháy có thể phát sinh bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu do đó sự có mặt của bình chữa cháy sẽ giúp bạn nhanh chóng dập tắt đám cháy và tránh để nó lan rộng ra.

- Bình cứu hỏa chữa cháy sử dụng các hóa chất không gây hại cho các thiết bị, máy móc ở trong gia đình hoặc văn phòng làm việc nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng.

- Thời gian sử dụng lâu dài, không tốn diện tích lưu trữ và rất dễ sử dụng là những ưu điểm mà bình chữa cháy rất được các gia đình yêu thích lựa chọn.

Quy định thời gian nạp bình chữa cháy

Theo tiêu chuẩn PCCC thì tất cả các bình chữa cháy đều có hạn sử dụng, đến khi hết hạn định kỳ thì bạn nên bơm nạp sạcbình chữa cháy để sử dụng lại. Việc nắm rõ quy định thời gian nạp bình chữa cháy sẽ giúp bạn có được các thiết bị chữa cháy đảm bảo độ an toàn cao. Tùy theo từng loại bình, chất liệu và cấu tạo của bình mà chúng sẽ có thời gian sử dụng và nạp khác nhau.

- Hầu hết các loại bình chữa cháy đều được cấu tạo từ các hợp chất chữa cháy mà các chất chữa cháy này đều có hạn sử dụng. Do đó, để biết được quy định thời gian nạp bình chữa cháy của các loại bình ta căn cứ vào hạn sử dụng cũng chính là thời hạn bảo hành được dán trên tem bình.

- Đối với bình khí CO2 thì để nhận biết khi nào nên nạp bình ta căn cứ vào trọng nặng nhẹ của bình.

Xem thêm: Chuyên Gia Chia Sẻ Kỹ Thuật Trồng Cà Gai Leo Đơn Giản, Thu Hiệu Quả Kinh Tế Cao

- Đối với bình chữa cháy dạng bột thì có kim đồng hồ hiển thị, nếu báo về vạch đỏ tức là khẩn cấp là gần hết và sẽ hết.

Bình chữa cháy phải được bảo dưỡng định kỳ như thế nào?

*

- Theo quy định PCCC, tốt nhất nên kiểm tra bình chữa cháy 1 năm /lần để xem thiết bị có hư hỏng gì không. Riêng đối với những nơi yêu cầu cao về phòng chống cháy nổ như các kho nhiên liệu, hóa chất...thì phải thường xuyên được kiểm tra và tiến hành nạp lại ít nhất 6 tháng /lần để có thể đảm bảo được độ an toàn cũng như luôn trong tư thế sẵn sàng sử dụng.

- Đối với các loại bình chữa cháy mới 100% sẽ có thời gian bảo hành là 12 tháng còn với bình chữa cháy đã qua sử dụng thì thời gian bảo hành khi sạc lại bình chỉ được 6 tháng.

Tem kiểm định bình chữa cháy

*

Việc in tem dán lên bình chính là mục đích có trách nhiệm bảo hành của các cơ sở cung cấp, và tem kiểm định được phát hành bởi Bộ Công an với ý nghĩa là tem chống hàng giả dành riêng cho thiết bị PCCC trước thị trường thiết bị PCCC khó kiểm soát như hiện nay.

Tem kiểm định được cấp sau khi kiểm định bình chữa cháy đủ điều kiện an toàn sử dụng, cụ thể:

+ Kiểm định chủng loại và mẫu mã phương tiện phòng cháy chữa cháy.

+ Kiểm định thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy chữa cháy.

+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, số seri, thông số kỹ thuật và thời gian sản xuất của phương tiện.

Thời gian chữa cháy hiệu quả của bình chữa cháy

Thời gian chữa cháy hiệu quả của bình chữa cháy là 1 năm đối với bình mới và 6 tháng đối với bình cũ.

Hy vọng qua bài viết hôm nay các bạn đã nắm rõ được quy định thời gian nạp bình chữa cháy để đảm bảo bình hoạt động tốt từ đó đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của bạn. Nếu các bạn đang cần mua hoặc nạp sạc bình chữa cháy, hãy tham khảo ngay sản phẩm của công ty Phòng cháy chữa cháy DHT Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *