Bệnh đổ mồ hôi toàn thân

Thời tiết nóng bức, tập thể dục, vận động mạnh, ăn đồ cay nóng,… khiếnbạn ra nhiều mồ hôi ở nhiều bộ phận, thậm chí là toàn cơ thể. Nhưng cũng có trường hợp bạn không hề vận động mạnh, tiết trời mát mẻ mà vẫn “đổ mồ hôi như tắm” không rõ lý do. Đây là bệnh gì, bệnh có nguy hiểm không? Trong bài viết này, minhmangreen.com sẽ phân tích rõ cho các bạn biết tại sao bạn lại bị bệnh đổ mồ hôi toàn thânvà cách để điều trị hiệu quả, ít tốn kém tại nhà.

Bạn đang xem: Bệnh đổ mồ hôi toàn thân

Đổ nhiều mồ hôi toàn thânlà bệnh gì? Có nguy hiểm không?


*

Đổ mồ hôi toàn thân là bệnh gì?


Tuyến mồ hôi trong cơ thể chúng ta vốn là một chiếc ống dẫn mồ hôi nằm ở dưới da. Có thể coi phần cuộn chính là nơi sản sinh ra mồ hôi, còn phần ống dài chính là con đường để liên kết bề mặt da, tuyến mồ hôi và các dây thần kinh giao cảm.

Khi các tế bào thần kinh trong cơ thể bị tác động bởi một yếu tố ngoại lực nào đó sẽ bị kích thích, dẫn đến hiện tượngtiết ra nhiều mồ hôi toàn thân hoặc từng bộ phận. Trong thực tế, tuyến mồ hôi sẽ chịu trách nhiệm dẫn truyền mồ hôi ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể, ngoại trừ mỗi phần núm vú vàmôi mà thôi.

Nếu do tâm lý căng thẳng, vận động nhiều, tập thể dục, hoặc do nhiệt độ môi trường tăng cao thì việc đổ mồ hôi là phản ứng hết sức bình thường. Ngược lại, nếu không có tác động từ bên ngoài mà cơ thể vẫn tiết mồ hôi quá mức, thường xuyên, liên tục khiến lòng bàn tay, bàn chân, nách ướt nhẹp thì đó là hiện tượng bất thường. Khoa học gọi đây là bệnh Tăng tiết mồ hôi.

Mồ hôi có thấm ngược vào cơ thể không?

Khi mồ hôi tiết ra ở những bộ phận như tay, chân, nách thì không gây thấm ngược trở lại. Nhưng nếu bị ra mồ hôi khắp cơ thể (đổ mồ hôi toàn thân) hoặc những bộ phận như lưng, ngực, đầu thì sẽ dễ bị thấm ngược vào trong, gây nhiễm lạnh, viêm phổi. Vì thế, sau khi bị chảy mồ hôi nhiều, bạn nên lau khô cơ thể, ngồi quạt cho mát hoặc để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược vào cơ thể.

Ra nhiều mồ hôi toàn thâncó tốt không?

Cơ thể ra mồ hôi có một số lợi ích như giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ, đào thải các chất độc, kim loại nặng, bụi bẩn để làm sạch lỗ chân lông. Nếu cơ thể không thể tiết ra mồ hôi được hoặc lượng mồ hôi tiết trong cơ thể ra không đủ để làm mát, bạn sẽ gặp phải hội chứng giảm tiết mồ hôi, còn gọi là anhidrosis hoặc tăng tiết mồ hôi (hypohidrosis).

Ngược lại, nếu mồ hôi tiết ra nhiều quá thì cũng không tốt, đặc biệt nếu ở toàn thân. Điều nàysẽ gây ra hiện tượng mất nước, mất muối khoáng, làm cơ thể suy nhược, mỏi mệt, chuột rút, khó thở, thậm chí có thể bị ngất.

Toàn thân ra quá nhiều mồ hôi có nguy hiểm không?

Khi cơ thể tiết mồ hôi quá nhiều không rõ lý do thì có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn. Những dấu hiệu cơ thể mất nước mà bạn cần hết sức lưu ý như: khô miệng, khô môi, chuột rút cơ bắp, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, giảm tần suất và lượng nước tiểu, nước tiểu có màu sẫm,...

Với những người bị ra nhiều mồ hôi trong khi trời mát mẻ hoặc không hề uống rượu bia, đồ ăn cay nóng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm như: rối loạn thần kinh giao cảm, ung thư, bệnh tuyến giáp, rối loạn nội tiết….

Khi cơ thể ra mồ hôi quá nhiều ở các bộ phận như tay, chân, nách, đầu, thậm chí là toàn bộ cơ thể thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn khám và đưa ra lời khuyên đúng đắn.

Đổ mồ hôi tay chân


*

Đổ mồ hôi tay chân quá nhiều


Đổ mồ hôi là cách cơ thể tự làm mát để ngăn bạn quá nóng. Đây được gọi là điều hòa thân nhiệt. Nhưng với chứng hyperhidrosis, các tuyến mồ hôi của bạn nhận được thông báo từ hệ thống thần kinh của bạn để hoạt động quá mức.Ở một số người bị đổ mồ hôi nhiều, lượng mồ hôi có thể cao gấp 4 đến 5 lần mức bình thường. Ông Joyce Fox- Giáo sư da liễu lâm sàng tại Đại học Nam California hài hước chia sẻ: “Bản thân các tuyến mồ hôi bình thường, nhưng chúng rất hiếu động. Chúng phóng đại cảm xúc bình thường trở nên căng thẳng”.

Thực tế có hai loại hyperhidrosis: nguyên phát và thứ phát. Chứng hyperhidrosis nguyên phát là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không biết nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm gặp là do di truyền. Dưới đây là các dấu hiệu của chứng hyperhidrosis nguyên phát:

Bạn chỉ đổ mồ hôi ở một vài vùng trên cơ thể, như trán, nách, hoặc lòng bàn tay và lòng bàn chân (hiện tượng này được gọi là chứng đái ra máu ở lòng bàn tay).

Bạn đổ mồ hôi có tính đối xứng ở cả hai bên cơ thể.

Bạn thường không đổ mồ hôi quá nhiều khi ngủ

Bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều ít nhất một lần một tuần.

Lần đầu tiên bạn trải qua mức độ đổ mồ hôi này vào thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.

Đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát. Nguyên nhân hyperhidrosis thứ phát do bạn bị một số bệnh như: tiểu đường, mãn kinh, tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang dùng. Dưới đây là các triệu chứng của chứng hyperhidrosis thứ phát:

Bạn đổ mồ hôi trên các vùng lớn hơn trên cơ thể, hoặc đôi khi thậm chí khắp nơi

Bạn đổ mồ hôi rất nhiều trong khi ngủ

Bạn lần đầu tiên trải qua mức độ đổ mồ hôi này ở tuổi trưởng thành.

Qua hai nguyên nhân hyperhidrosis nguyên phát và thứ phát, có thể xác định được bệnh mồ hôi tay, chân là do chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát gây nên.

Ra nhiều mồ hôi nách


*

Mặc dù ra mồ hôi nách nhiều không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến bạn khó chịu


Đổ mồ hôi là một tình trạng phổ biến. Hiện nay, khoảng ba phần trăm số người bị đổ mồ hôi quá nhiều. Ra mồ hôi nhiều nhất là ở nách. Mặc dù ra mồ hôi nách nhiều không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến bạn khó chịu, có thể ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bạn sẽ ngại đến những nơi công cộng, hạn chế mặc quần áo thời trang và sành điệu. Mặc dù bạn đã thử nhiều cách để ngăn chặn mùi hôi nhưng tính hiệu quả chỉ trong một khoảng thời gian tạm thời.

Khi mồ hôi quá nhiều chỉ giới hạn ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và nách của bạn, nó được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Nhưng làm thế nào bạn sẽ biết mồ hôi là quá nhiều? Rất khó để nói mồ hôi dưới cánh tay ra nhiều là bao nhiêu. Không có phương pháp thuận tiện để đo lượng mồ hôi. Bạn có thể cần thay quần áo thường xuyên hơn. Bạn có thể nhận thấy các mảng màu vàng ở khu vực đó trên áo sơ mi hoặc trang phục của mình. Nó có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng và cáu kỉnh.

Nguyên nhân của chứng đổ mồ hôi nách quá nhiều: Cơ thể con người chứa khoảng bốn triệu tuyến mồ hôi. Đây là các tuyến apocrine và eccrine. Các tuyến apocrine thường tập trung trên các vùng lông mọc như lông nách và tuyến sinh dục phát triển trên tất cả các vùng trên cơ thể bạn. Hơn nữa, các tuyến apocrine gây ra mùi cơ thể và đó là lý do tại sao vùng nách của bạn bị nặng hơn các vùng khác trên cơ thể. Trong tình trạng này, bột, chất khử mùi và chất chống mồ hôi sẽ không giúp được nhiều để ngăn chặn mùi hôi. Tình trạng này phổ biến ở cả nữ và nam.

Xem thêm: Nam Diễn Viên Truyền Hình Lee Joon-Gi Chương Trình Truyền Hình

Mồ hôi nách không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân và công việc của bạn mà nó còn là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng như suy giáp, ung thư (mặc dù chỉ có số ít trường hợp). Vì vậy, khi cảm thấy cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi gấp 5 lần bình thường bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn khám chữa.

Đổ mồ hôi đầu


*

Đổ mồ hôi đầu


Đổ mồ hôi đầu là một phản ứng thông thường, tự nhiên của cơ thể nhằm “đáp trả” lại sự quá nhiệt của môi trường. Khi bạn vận động quá mạnh hoặc khi thân nhiệt tăng lên, cơ thể sẽ tiết mồ hôi qua tay, chân, nách, đầu,... để làm hạ thân nhiệt, mát da. Tuy nhiên, đổ mồ hôi đầu không kiểm soát, đổ cả ngày lẫn đêm, thời tiết nóng cũng như lạnh thì đây lại là một điều bất thường.

Mồ hôi đầu ra nhiều là bệnh gì?

Nếu bị đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng đầu, tốt nhất bạn nên đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gốc rễ của chứng bệnh này. Thông thường, mồ hôi đầu ra nhiều có thể là bắt nguồn từ các bệnh lý mà bạn đang gặp phải, có thể kể đến như:

Bệnh tiểu đường:Tình trạng đường huyết thấp hay còn gọi là chứng hạ đường huyết chính là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng đổ mồ hôi đầu nhiều.Rối loạn tuyến giáp:Chứng cường giáp sẽ gây ra tình trạng tăng tốc độ của quá trình trao đổi chất trong cơ thể và có thể dẫn đến giảm cân đột ngột, nhịp tim thay đổi bất thường và đặc biệt là chứng đổ mồ hôi đầu.Rối loạn giấc ngủ:Đổ mồ hôi đầu nhiều còn là “bằng chứng” của bệnh ngưng thở khi ngủ, tình trạng này có thể gây tắc nghẽn đường thở, thậm chí là ngừng thở cho người bệnh trong khi ngủ.Rối loạn hormone giới tính: Do sự rối loạn và suy giảm nồng độ hormone giới tính sẽ gây kích thích hệ thần kinh thực vật, đồng thời khiến mồ hôi tiết ra ở đầu nhiều hơn, dẫn đến những cơn bốc hỏa vào ban đêm.Bệnh tim: Không chỉ tim đập nhanh, khó thở và những cơn đau thắt ngực mà tình trạng đổ mồ hôi đầu cũng là một biểu hiện thường gặp của những người bị bệnh nhồi máu cơ tim.Ung thư:Đôi khi,tình trạng đổ mồ hôi ở đầu nhiềuvào ban đêm còn là dấu hiệu phát hiện sớm của căn bệnh ung thư máu cực kỳ nguy hiểm. Bên cạnh đó, các triệu chứng đi kèm khác của bệnh gồm có khó thở, giảm cân đột ngột, sưng hạch bạch huyết, đau ngực,... bạn cần hết sức chú ý.Bị nhiễm trùng:Tình trạng nhiễm trùng,viêm xươngcó thể được báo hiệu bằng hiện tượng bị ra mồ hôi ở đầu quá nhiều. Đồng thời, chứng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng gây ra tình trạng đổ mồ hôi ở đầu nhiều, nhất là vào ban đêm.Tác dụng phụ của một số loại thuốc:Một vài loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc điều trị cho người bệnh tim, cao huyết áp,... thường có tác dụng phụ kèm theo đó là gây ra đổ mồ hôi đầu nhiều.

Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em

Việc trẻ em bị đổ mồ hôi đầu nhiều vào buổi sáng hoặc ban đêm thường bắt nguồn do những yếu tố ngoại cảnh như thời tiết nóng bức, quần áo quá chật, không gian ngủ quá bức bối, chật hẹp,…Bên cạnh đó, việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, canxi khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn và mắc chứng đổ mồ hôi đầu khi ngủ.Bệnh đổ mồ hôi ở đầu quá nhiều cònlà một chứng bệnh có nguồn gốc bẩm sinh, di truyền. Vì thế, nếu ông bà hoặc bố mẹ bị chứng tăng tiết mồ hôi đầu thì khả năng cao bé cũng gặp phải chứng bệnh này. Ngoài ra, những trẻ bị rối loạn thần kinh ngoại cảm cũng hay bị đổ mồ hôi đầu vào ban đêm.

Tình trạng này sẽ có biểu hiện thuyên giảm hoặc có thể biến mất hoàn toàn nếu trẻ có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của mình. Nhờ vào sự liên kết chặt chẽ cùng với hệ thần kinh phó giao cảm cũng như việc kết nối với những cơ quan khác sẽ giúp cơ thể trẻ tự xây dựng nên hệ thống cân bằng thân nhiệt. Nếu không, việc đổ mồ hôi đầu quá nhiều sẽ làm hao hụt một lượng nước và muối khoáng của cơ thể.

Chứng tăng tiết mồ hôi đầu khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu,mệt mỏi, khó thở và hay quấy khóc đêm. Mặt khác, môi trường sống ẩm ướt, thiếu thoáng khí sẽ tạo điều kiện chocác loại vi khuẩn sinh sôi,phát triển. Nếu trẻ không được tắm rửa, làm vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì sẽ gây ra thêm nhiều vấn đề tiêu cực khác, chẳng hạn nhưrôm sảy, mẩn ngứa, sần đỏ, viêm da,…

Nếu trẻ đồ mồ hôi đầu do thiếu chất thì bố mẹ cần bổ sung lượng vitamin D, canxi, kẽm,... và các khoáng chất, tránh các đồ ăn cay nóng và quá nhiều dầu mỡ. Khi ngủ nên cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát và phòng ngủ phải sạch sẽ để trẻ có giấc ngủ ngon và không bị ra mồ hôi đầu nhiều.

Đổ mồ hôi đầu ở người lớn

Nhiều người hay gặp phải tình trạng ra nhiều mồ hôi, nhất là ở vùng đầu, có khi còn bị ướt sũng như vừa gội đầu xong vậy. Thậm chí trong mùa rét, đầu họ vẫn chảy rất nhiều mồ hôi. Chứng này gọi là tăng tiết mồ hôi ở đầu.

Đây là tình trạng cường giao cảm hoặc tăng cường bài tiết một cách thái quá của trung tâm thần kinh nhằm kích thích quá trình bài tiết mồ hôi. Khi thời tiết nóng nực, tâm trạng xúc động mạnh, tập thể dục cường độ cao, ăn thức ăn cay nóng hoặc uống rượu bia,.. mồ hôi ở đầu sẽ chảy nhiều hơn nữa.

Để góp phần gia tăng hiệu quả kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi đầu của mình, các bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, điều độ. Cần dành thời gian để giải trí và nghỉ ngơi hợp lý, cố gắng ngủ sớm trước 10h đêm và ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/ ngày.

Những khi bị căng thẳng tâm lý, nếu mồ hôi đầu bị đổ nhiều hơn, bạn có thể tự tĩnh tâm lại bằng cách tập luyện các động tác hít sâu, thở ra chậm trong khoảng từ 5 - 10 phút.

Cách trị mồ hôi da đầu

Khi bị tăng tiết mồ hôi da đầu, bạn nên tìm những cách điều trị không can thiệp thuốc, dao kéo để tránh tốn kém và biến chứng. Dưới đây là một số cách trị mồ hôi tự nhiên:

Sử dụng các loại thảo dược:Một khi bạn đã mắc phải chứng bệnh đổ mồ hôi đầu mãn tính, nhưng bạn không nên sử dụng các loại thuốc Tây y. Hãy bắt đầu điều trị tình trạng này bằng cách sử dụng các thảo dược tự nhiên như: măng tây, cây phỉ, cây xô thơm,… trong bữa ăn hàng ngày để có thể giúp cho vùng da đầu giảm tiết mồ hôi.Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Bổ sung vitamin B1 và các khoáng chất như canxi, kẽm cũng có thể giúp cho cơ thể bạn giảm được tình trạng tiết mồ hôi ở da đầu. Bạn có thể bổ sung hàng ngày bằng các viên uống khoáng chất hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin B1 như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc, chẳng hạn như trứng, thịt hoặc cá,... để có thể kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả hơn.Một số thực phẩm nên tránh: Một số thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày có thể khiến cho tình trạng đổ mồ hôi đầu trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên loại bỏ những loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống của mình để tránh tình trạng đổ mồ hôi đầu. Chúng bao gồm các thực phẩm có chứa nhiều gia vị, đồ chiên rán, hoặc thực phẩm đóng gói sẵn hoặc có nhiều tỏi, ớt, tiêu. Nếu không thể dừng ăn chúng hoặc “lỡ” ăn rồi thì việc mà bạn có thể làm ngay đó là uống thêm nhiều nước trái cây hoặc nước mát mà thôi.

Đổ mồ hôi lưng


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *