ĐAU BỤNG KINH KÉO DÀI

Đau bụng kinh là một hiện tượng bình thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hầu như người phụ nữ nào cũng từng trải qua cảm giác này trong đời.

Bạn đang xem: Đau bụng kinh kéo dài


Kinh nguyệt là tình trạng có máu xuất hiện ở âm đạo theo chu kỳ từ 28–35 ngày, bắt đầu diễn ra ở độ tuổi dậy thì. Khi trải qua kỳ kinh, mỗi người phụ nữ sẽ trải qua nhiều cảm giác khác nhau và thường gặp nhất là đau bụng, đau lưng, mệt mỏi… Để tìm hiểu đau bụng kinh là gì và biết cách giảm đau hiệu quả, mời bạn tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (đau bụng đến tháng hay đau bụng tới tháng) là những cơn đau hoặc co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu, phiền nhiễu. Ngược lại, nhiều người lại chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn và có thể gây cản trở hoạt động bình thường trong vài ngày.

Các bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp đó, việc điều trị triệt để nguyên nhân sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả.

Những phụ nữ trải qua các cơn đau bụng kinh không liên quan đến bệnh lý nào khác thường có xu hướng bớt đau theo tuổi tác và thường đỡ đau hơn sau khi sinh con.

Phân loại đau bụng kinh

Dựa theo nguyên nhân thì đau bụng kinh (đau bụng đến tháng) được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát:

Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh và không liên quan đến bệnh lý khác. Cơn đau thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn thường cảm thấy đau ở bụng dưới, có khi kèm theo đau lưng hay đùi. Cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng tùy người, thường kéo dài từ 12–72 giờ, có thể đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy nhẹ.

Triệu chứng đau bụng kinh bao gồm những gì?

*

Bạn thắc mắc cảm giác đau bụng kinh như thế nào hay triệu chứng đau bụng kinh bao gồm những gì? Các triệu chứng thường thấy của một cơn đau bụng kinh là:

Đau trằn hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, có khi đau dữ dội Cơn đau xuất hiện trước khi có kinh 1–3 ngày, mức độ đau cao nhất khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh rồi giảm dần sau khoảng 2–3 ngày Tần suất cơ đau diễn ra âm ỉ, liên tục Đau có thể lan ra vùng lưng dưới và xuống dưới đùi

Một số phụ nữ đôi khi gặp thêm những triệu chứng khác trong kỳ kinh kèm theo đau bụng như:

Buồn nôn Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy Đau đầu, chóng mặt Đổ mồ hôi Táo bón Đầy hơi, chướng bụng Mệt mỏi…

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh hay đau bụng đến tháng là một hiện tượng bình thường ở đa số phụ nữ nhưng một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định nguyên nhân:


Đau bụng kinh dữ dội, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng tháng Các triệu chứng đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng Vừa mới bị đau bụng kinh dữ dội sau khi 25 tuổi

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Bình thường, trứng sẽ rụng theo chu kỳ hàng tháng và khi không được thụ tinh với tinh trùng, tử cung sẽ tăng co bóp để làm bong lớp niêm mạc và tống xuất trứng ra ngoài cơ thể.

Trong lúc thành tử cung co lại, các mạch máu ở lớp niêm mạc tử cung bị chèn ép. Điều này khiến cho nguồn máu và oxy cung cấp đến tử cung tạm thời bị gián đoạn. Khi thiếu oxy, các mô trong tử cung bắt đầu giải phóng ra các chất hóa học gây đau.

Một chất trung gian hóa học khác cũng được tăng sản xuất có tên gọi là prostaglandin. Chất này khiến cho cơ tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, làm tăng mức độ đau trong thời điểm này.

Xem thêm: Những Mẫu Vải Áo Dài Nhung Đỏ Cách Tân Nữ Màu Đỏ, Áo Dài Cách Tân Nam, Mẫu Áo Dài Nam Truyền Thống

Lý do vì sao một số phụ nữ lại trải qua những đợt đau bụng kinh dữ dội hơn người khác vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số người có thể tích tụ nhiều prostaglandin hơn khiến cho quá trình co thắt tử cung diễn ra mạnh hơn.

*

Đau bụng kinh do một vấn đề sức khỏe khác

Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ngoài nguyên nhân kể trên thì cơn đau bụng kinh có thể do một bệnh lý khác chưa được chẩn đoán gây ra. Khả năng đau bụng khi đến tháng liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn, tầm khoảng 30–45 tuổi.

Các vấn đề có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội gồm:

Lạc nội mạc tử cung U xơ tử cung Bệnh tuyến tử cung Hẹp cổ tử cung

Đau bụng kinh liên quan đến dụng cụ tránh thai

Có không ít chị em thắc mắc đặt vòng tránh thai có gây đau bụng khi đến tháng không? Để có được câu trả lời, mời bạn đọc tiếp những chia sẻ ngay sau đây.

Vòng tránh thai là một dụng cụ được làm từ đồng và nhựa (plastic), đặt vừa bên trong tử cung nhằm mục đích ngừa thai. Việc đặt vòng tránh thai (IUD) có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh, đặc biệt là trong vài tháng đầu được đặt.

Bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau bụng kinh thay đổi khác hơn so với trước đây nếu cơn đau liên quan đến một vấn đề khác hay do biện pháp tránh thai. Ví dụ, bạn cảm thấy đau nhiều hơn hoặc thời gian đau kéo dài hơn bình thường. Bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng sau:

Kinh nguyệt không đều Chảy máu giữa các kỳ kinh Dịch tiết âm đạo đặc hơn hoặc có mùi hôi Đau khi quan hệ tình dục

Vậy bị đau bụng kinh và có kèm một trong các dấu hiệu kể trên cần làm gì? Câu trả lời là bạn hãy đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng kinh

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và khám phụ khoa, cũng như thăm hỏi về tiền sử bệnh của bạn và cả gia đình. Trong khi khám phụ khoa, họ sẽ kiểm tra tìm kiếm bất thường trong cơ quan sinh sản và xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.


Nếu nghi ngờ bạn có bệnh lý gây ra đau bụng kinh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm, như:

Siêu âm: Kỹ thuật này cho thấy hình ảnh của tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: Chẳng hạn như chụp CT hay MRI, chụp CT kết hợp với X-quang.

Đau bụng kinh được điều trị như thế nào?

*

Để có thể giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng kinh, bạn hãy:

Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó Tắm bằng nước ấm Thực hiện các phương pháp giúp thư giãn, như thiền hay yoga Giảm bớt căng thẳng tâm lý Tránh uống rượu, bia, hút thuốc hay sử dụng các kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng thêm Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)

Trường hợp đau bụng kinh là do bệnh lý khác gây ra, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị nguyên nhân đó. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu các phương pháp không giúp giảm bớt triệu chứng đau đớn và bạn không có kế hoạch sinh con sau này.

Đau bụng kinh )hay đau bụng khi tới tháng) thông thường là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng đau bụng kinh liên quan đến một bệnh lý ở tử cung, buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn cần điều trị triệt để các căn bệnh này sau khi được chẩn đoán.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *