Giai thoại về trạng nguyên lương thế vinh

Nói đến Lương Thế Vinh, mọi người thường nhớ đến một nhà toán học đại tài với danh xưng là Trạng Lường (ông Trạng tính toán giỏi). Ông cũng là một nhà nghiên cứu nghệ thuật uyên thâm và là một vị quan thanh liêm chính trực.Xuất hiện trong thời buổi khoa học chưa phát triển, ông được coi là nhân tài hiếm có và được ngưỡng mộ với nhiều tư cách: Một vị đại thần có công với dân với nước, một người thầy uyên bác đào tạo nên những danh tài, nhà văn, nhà thơ, nhà toán học bẩm sinh, nhà nghiên cứu nghệ thuật có lí luận về chèo và nhạc dân tộc. Những ghi chép của ông đã giúp các thế hệ sau có thể hiểu thêm và phân tích sâu hơn những gì diễn ra trong lịch sử nước ta.

Bạn đang xem: Giai thoại về trạng nguyên lương thế vinh

*

Đỗ đạt cao, Lương Thế Vinh được bổ chức Hàn lâm thị giảng, để giảng văn thơ hầu vua. Ông được vua Lê Thánh Tông giao trông nom công việc văn quán với chức Tri vinh văn quân, sau làm Hàn lâm Thị thư chưởng Hàn lâm viện sự, đứng đầu Viện hàn lâm. Những năm làm quan trong triều, ông đã thực hiện trọn chức trách đối với một trung thần vì nước vì dân. Với tài năng và tư cách liêm chính, ông được vua rất tín nhiệm. Việc gì vua cũng nhờ ông tham mưu, đi đâu vua cũng điều ông đi cùng. Với bản tính chính trực, thẳng thắn, ông không im lặng trước những sai trái của quan liêu, kể cả những người quyền cao chức trọng hơn mình. Ông đã vạch tội ba vị đại thần ăn hối lộ, tham nhũng và nhà vua đã cách chức cả 3 vị này, giao cho pháp ti trị tội. Ngoài những việc ở Hàn lâm viện, Lương Thế Vinh còn đảm nhận việc bang giao, thể hiện là một nhà ngoại giao có tài. Ông đã thay mặt vua viết nhiều bài biểu gửi vua nhà Minh, giải quyết những tranh chấp, gây rối của bọn quan lại phương Bắc ở những vùng biên cương, đề ra những giải pháp mềm dẻo mà vẫn giữ được chủ quyền. Trước khi tiếp các sứ thần Trung Hoa, ông tìm hiểu kĩ tâm lí và phong tục tập quán của họ, kết hợp với những đối đáp văn chương thơ phú nên đã thuyết phục được họ để thực hiện mục tiêu của mình.Ngoài ra ông còn định hướng cho quan hệ ngoại giao và phương sách đối ngoại của nhà nước Đại Việt với các nước láng giềng phương Nam để giữ yên và mở rộng bờ cõi.

Ngay từ khi còn nhỏ, Lương Thế Vinh đã rất quan tâm những kiến thức thực tế. Các trò chơi thời thơ ấu đã chứng tỏ ông sớm có khả năng quan sát những hiện tượng tự nhiên để vận dụng một cách sáng tạo. Vào thời trung đại ở nước ta, rất ít người hiểu được tầm quan trọng của môn toán học. Bản thân Lương Thế Vinh ý thức được vai trò đặc biệt của toán học. Cho nên khi giữ trọng trách ở Hàn lâm viện, ông thường xuyên đi thực tế, dùng khả năng am hiểu về toán học của mình để giúp đỡ mọi người. Ông về những nơi có tranh chấp ruộng đất, ông dùng dây đo đạc bờ vùng bờ thửa, tính toán và đứng ra phân xử, hòa giải các mâu thuẫn trong dân. Sau nhiều năm lao động thực nghiệm vất vả, ông đã tìm ra nguyên tắc tính diện tích các thửa ruộng có hình thù khác nhau một cách chính xác. Từ đó, ông đã tổng kết và viết cuốn Đại thành toán pháp, trình bày các phép tính thông thường,các kiến thức số học, có bảng cửu chương, phép tính nhân, phép bình phương (khai căn), đồng phân (chia đều), cùng với những áp dụng thực tế các phép tính trong việc buôn bán, cân đong, đo đạc ruộng đất… Thường sau mỗi phép tính, ông tóm tắt quy tắc thành bài thơ nôm giản dị, dễ nhớ.Cuốn Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinhtrở thành sách giáo khoa về Toán cho học trò nước ta hàng mấy thế kỷ trước.

Xem thêm: Nồi Cơm Điện Kim Cương 0.6 L, Nồi Cơm Điện Kim Cương Nắp Rời 0

Ngoài việc triều chính, Lương Thế Vinh tham gia dạy học ở Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán và Tú Lâm cục - những trường cao cấp đào tạo nhân tài cho đất nước thời bấy giờ.Trong cuốn Những người thầy trong sử Việt có viết Lương Thế Vinh là “người thầy khác mọi thầy”. Tác giả cho rằng quan điểm giáo dục của thầy giáo Lương Thế Vinh không giống những bạn đồng liêu. Trong số các chế, biểu dâng lên vua, nhiều lần ông mạnh dạn đề xuất những cải cách về học hành, thi cử, lan tỏa việc học ở nông thôn, không ưu ái các quan lại đương chức trong việc thi cử để chọn đúng người tài. Ngoài đứng đầu Viện hàn lâm, ông còn kiêm nhiệm nhiều chức quan trọng khác. Bằng kinh nghiệm của mình, ông chủ trương dạy học trò ngoài học tập chuyên tâm, còn phải biết kết hợp với giải trí thoải mái, gần gũi với con người, hòa mình với thiên nhiên và phải biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Do vậy, học trò của Lương Thế Vinh có nhiều người đỗ đạc cao như Trần Tất Đạt - tiến sĩ năm 1469, Trần Bích Hoành - thám hoa năm 1478, Trần Xuân Vinh - tiến sĩ năm 1499 và đặc biệt là Lương Đắc Bằng - thầy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông luôn được học trò quý mến và kính trọng.

Lương Thế Vinh mất năm 1495 tại quê nhà, thọ 54 tuổi. Ông là một nhân tài hiếm có trong lịch sử thời phong kiến nước ta. Cuộc đời và sự nghiệp của Lương Thế Vinh là tấm gương sáng của một con người thanh liêm, chính trực, yêu nước, thương dân, không chấp nhận thói hư tật xấu của xã hội, nhất là chốn quan trường.Ngày nay, để ghi nhận, tri ân và tuyên truyền cho thế hệ sau về những đóng góp của Lương Thế Vinh, nhiều đường phố, trường học được đặt theo tên của ông.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *