Quy trình sản xuất bánh trung thu

1 Quy trình làm bánh trung thu ngày nay đang được chuyển dần từ các công đoạn thủ công qua các công đoạn tự động và bán tự động với sự hỗ trợ của các thiết bị.1.1 Phân tích quy trình làm bánh trung thu

Quy trình làm bánh trung thu ngày nay đang được chuyển dần từ các công đoạn thủ công qua các công đoạn tự động và bán tự động với sự hỗ trợ của các thiết bị.

Bạn đang xem: Quy trình sản xuất bánh trung thu

Tùy thuộc vào quy mổ xưởng sản xuất cũng như tiêu thụ đầu ra mà sẽ đầu tư lượng thiết bị máy móc khác nhau và quy trình làm bánh trung thu cũng sẽ có các công đoạn khác nhau.

*

Với các xưởng quy mô vừa và nhỏ, việc đầu tư cho một dây chuyền sản xuất bánh trung thu tự động, hiện đại và chuyên nghiệp là điều không khả thi do sự tốn kém chi phí đầu tư cũng như tính thiếu linh hoạt để thay đổi sản xuất cho các mùa khác. Do vậy việc đầu tư cho từng thiết bị sẽ giúp các cơ sở sản xuất có thể tăng năng suất cũng như hiệu quả làm việc cao hơn mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt, thay đổi sản phẩm theo từng mùa vụ.



Phân tích quy trình làm bánh trung thu

*

1. Nước đường làm bánh

“Bánh trung thu 3 KHÔNG” – hiểm họa lớn cho cả thị trường!

Tổng hợp về bánh trung thu và nhân bánh trung thu!

Nước đường làm bánh nướng thường có các nguyên liệu chính: đường nâu, đường cát trắng, nước và chanh; còn với nước đường làm bánh dẻo thì sẽ chỉ có đường cát trắng, nước và chanh. 

*

Quá trình đun nước đường cần chú ý về nhiệt độ vừa đủ và phải đảo đều để nước không bị cháy, có độ kết dính cũng như màu đẹp. Quá trình làm thủ công yêu cầu người làm phải có tay nghề tốt để đảm bảo chất lượng cho nướng đường thành phẩm. Thời gian thực hiện lâu và khối lượng làm một mẻ thường không lớn.

*

Để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng cũng như thời gian cho công đoạn này, Viễn Đông đã chế tạo và phân phối dòng sản phẩm nồi nấu nước đường mạch nha có cánh khuấy. Nồi có dung tích sử dụng từ 40-200 Lít cho một mẻ, với công suất từ 6-12kW tùy thuộc dung tích để vận hành cánh khuấy đảm bảo có thể khuấy đều và liên tục trong quá trình nồi chạy. Kết hợp việc sử dụng inox cao cấp 2 lớp và phương pháp đun cách thủy đảm bảo không có hiện tượng bị cháy, khét, đen nước đường, đảm bảo chất lượng cho thành phẩm.

2. Bột dầu

*

Bột dầu là hỗn hợp giữa bột bánh in và dầu ăn, đảo đều để đảm bảo độ dẻo cũng như kết dính của bột. Bột dầu là thành phần hỗ trợ giúp kết dính nhân bánh. Công đoạn đảo bột yêu cầu người làm phải có sức khỏe tốt, đảo bột đều, dẻo và có độ kết dính tốt. Với quá trình làm thủ công thì khối lượng bột làm không được nhiều, cũng như thời gian làm lâu.

*

Máy trộn bột mì đặc vừa hỗ trợ quá trình làm bột dầu cho nhân bánh, vừa hỗ trợ làm bột cho vỏ bánh, là sản phẩm thiết yếu được sử dụng trong quy trình làm bánh trung thu. Với khối lượng một mẻ bột khoảng 7-10kg tùy từng máy, máy có thể đánh trong thời gian chỉ 4-5 phút.

3. Nhân bánh trung thu

Trên thị trường hiện nay đa dạng các loại nhân bánh trung thu, tùy theo sở thích cũng như thị hiếu thì cơ sở sản xuất có thể tùy chỉnh nguyên liệu làm các loại nhân bánh khác nhau và quy trình làm bánh trung thu các loại cũng sẽ thay đổi công đoạn. Tuy nhiên 2 loại nhân truyền thống vẫn phổ biến hiện tại là: nhân bánh nướng thập cẩm trứng muối và nhân đậu xanh trứng muối.

*

– Cách làm trứng muối thông thường là tách lòng đỏ trứng, khử mùi bằng rượu Mai Quế Lộ, rồi mang đi hấp khoảng 12 phút.

– Với nhân thập cẩm thường bao gồm mè trắng, hạt dưa, hạt điều, lạp xưởng, mứt gừng, mứt sen, mứt bí xoay nhuyễn, lá chanh và trần bì thái nhỏ trộn đều với dầu mè, nước tương, nước đường bánh nướng, dầu hào, rượu mai quế lộ, đường cát trắng cùng với bột dầu trộn đều.

*

– Với nhân đậu xanh thì sử dụng đậu xanh xay nhuyễn cùng đường cát trắng và bột dầu, vani, sên nhân nhuyễn và đảm bảo độ dẻo, kết dính.

Quá trình sên nhân là công đoạn quan trọng trong quá trình làm nhân bánh. Nếu sên nhân với lửa to có thể làm nhân bánh bị cháy, khô, giảm chất lượng nhân bánh. Công đoạn này yêu cầu người thực hiện có kỹ thuật cao mới có thể làm được với khối lượng nhiều. Tuy nhiên với phương pháp thủ công, để đạt hiệu quả tốt thì thường phải chia ra để sên nhiều lần.

*

Giải pháp giúp tăng hiệu quả, cũng như thời gian sên nhân chính là đầu tư sử dụng máy sên nhân Viễn Đông. Với nồi sên nhân 50 lít, một mẻ có thể sên được khối lượng khoảng 30kg, có thể cài đặt nhiệt độ và thời gian của máy sên, cũng như tốc độ nhanh chậm của cánh đảo. Kết hợp chất liệu inox cao cấp với phương pháp đun cách thủy sẽ đảm bảo nhân không bị cháy, đảm bảo độ dẻo, kết dính của nhân bánh.

*

Công đoạn cuối cùng là nhồi trứng muối vào nhân bánh, nếu không thích sử dụng trứng muối thì có thể chia nhân đều ra là được.

Xem thêm: Học Những Kỹ Thuật Qua Người Hay Nhất Của Lionel Messi, Kĩ Thuật Của Messi Tại World Cup 2018

4. Làm vỏ bánh trung thu

Với vỏ bánh nướng, nguyên liệu bao gồm nước đường làm bánh, dầu ăn, lòng đỏ trứng và bột mì. Hỗn hợp sẽ được trộn và nhào kỹ để đảm bảo độ nhuyễn, dẻo và kết dính của bột.

*

Với bột bánh dẻo thì nguyên liệu sẽ bao gồm nước đường bánh dẻo, tinh dầu bưởi và bột bánh dẻo.

Tương tự với bột dầu, để làm vỏ bánh nướng thì quá trình đảo bột yêu cầu người thực hiện có sức khỏe tốt, thực hiện đảo bột liên tục và đều tay. 

*

Với công đoạn này, sử dụng máy trộn bột mỳ đặc vừa giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, vừa tăng hiệu quả công việc cũng như chất lượng sản phẩm.

Máy trộn bột mỳ có thể trộn được khối lượng 7-10kg/mẻ trong thời gian chỉ 4-5 phút.

Sau khi bột làm vỏ bánh đã xong thì tiến hành vào bánh (cho nhân vào trong vỏ bánh)

5. Dập khuôn bánh trung thu

Thông thường với phương pháp dập khuôn thủ công, một người là chuyên có thể đóng khuôn được khoảng 10-15 bánh. Tuy nhiên việc làm thủ công nhanh cũng kèm theo rủi ro như bánh không đều, nếu xảy ra sự cố với một bánh như bị lệch, vỡ, hoặc dính vào khuôn thì tốc độ sẽ giảm đi rất nhiều.

*

Khi sử dụng máy định hình bánh trung thu sẽ giúp cải thiện tốc độ lên khoảng 2400-3000 bánh/giờ, độ chính xác cao, đảm bảo năng suất ổn định.

*

Với bánh nướng thì sẽ có thêm công đoạn nướng bánh.

Nướng bánh được chia là 2 giai đoạn:

– Nướng bánh ở nhiệt độ 210 độ trong 10 phút, sau đó đưa bánh ra ngoài.

– Quét hoặc phun hỗn hợp (lòng đỏ trứng gà, dầu mè, trứng vịt) lên vỏ bánh, sau đó đưa vào nướng thêm 15 phút.

*

Lò nướng bánh trung thu là một trong những sản phẩm thiết yếu hỗ trợ cho quá trình làm bánh trung thu nướng. Nhiệt độ lò có thể điều chỉnh từ 0-300 độ, với 2 luồng nhiệt bên trên và bên dưới giúp làm chín bánh đều và đẹp hơn.

6. Làm bao bì cho bánh trung thu

Phần cuối cùng của quy trình làm bánh trung thu là đóng gói bao bì sản phẩm bánh trung thu bao gồm vỏ bánh in thương hiệu, NSX, HSD và hút ẩm. Việc đóng gói bao bì chuyên nghiệp sẽ giúp tăng giá trị cho bánh, cũng như tạo được sự đánh giá cao cho khách hàng.

Các máy đóng gói Viễn Đông cung cấp bao gồm:

Máy hàn miệng túi liên tục hoặc máy hàn miệng túi có thổi khí:

*

Máy in date hỗ trợ in NSX và HSD:

*

Quy trình làm bánh trung thu được giới thiệu trên bài viết mang tính chất tham khảo, với từng cơ sở làm bánh sẽ có những bí quyết riêng để tạo ra hương vị đặc trưng nhằm thu hút khách hàng.

Thông tin liên hệ

Để được hỗ trợ và tư vấn dây chuyền làm bánh trung thu phù hợp với xưởng sản xuất của mình, hãy liên hệ tới chi nhánh Viễn Đông gần nhất để được tư vấn về các dòng máy cùng các chính sách mua hàng và bảo hành đảm bảo quyền lợi cho khách hàng

Với nhu cầu làm bánh mì, bánh ngọt quy mô nhỏ, chi phí hạn hẹp thì bạn có thể chọn mua 2 chiếc máy quan trọng nhất: Máy trộn bột – Lò nướng bánh. Các công đoạn còn lại thì làm thủ công vì số lượng làm không quá nhiều.

Nhưng khi sản xuất bánh với số lượng lớn từ 500 bánh/ ngày trở lên, hãy đầu tư dây chuyền làm bánh đầy đủ với:

Giả sử, bạn cần làm 500 bánh mì/ ngày, cần có Máy trộn bột 7kg – Máy chia bột bằng tay 36 phần – Máy se bột 3 băng – Tủ ủ bột 16 khay – Lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay. Tổng giá dây chuyền làm bánh này khoảng ~ 100 triệu đồng.

Liên hệ ngay tới Viễn Đông để được tư vấn máy làm bánh mì phù hợp với nhu cầu sản xuất của bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *